Bất động sản là kênh đầu tư sinh lợi được nhiều người lựa chọn trong thời gian gần đây. Sự nóng lên của thị trường dẫn đến nhiều diễn biến khó dự đoán. Vì vậy, nhận biết rủi ro cũng cách để làm chủ “cuộc chơi”, đảm bảo an toàn cho việc xuống tiền.
Rủi ro pháp lý khó dự đoán
Theo HoREA, các doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt với tình trạng rất phổ biến là lấn cấn trong thủ tục hành chính dù đã bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án, nhưng hoàn thiện pháp lý vẫn là câu chuyện chưa hồi kết.
Các vướng mắc đang phát sinh phổ biến trong thời gian gần đây là dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư nhưng cơ quan có thẩm quyền không nhận hồ sơ thẩm duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Dự án xen cài đất ở, đất nông nghiệp, đất rạch, bờ đất, đường thuộc diện Nhà nước quản lý phải thực hiện quy trình, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; thu hồi đất; giao đất cho chủ đầu tư.
Việc chậm chạp trong quy trình, thủ tục tính tiền sử dụng đất dự án cũng đang là điểm gây tắc nghẽn tiến độ của dự án. Nhiều quy trình khác cũng bị kéo dài khiến nhà đầu tư phải đối mặt với việc đội chi phí, giảm sức hút sản phẩm như: quy trình, thủ tục thẩm duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và cấp giấy phép xây dựng các công trình đối với công trình cấp I (trên 24 tầng) cũng đang bị kéo dài; khiến các chủ đầu tư nóng ruột, buộc phải tìm hướng đi mới bằng cách dịch chuyển về vùng ven thay vì ngồi đợi trong lo lắng.
Đây là những tác động bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhưng chủ đầu tư lại là người chịu hậu quả trực tiếp.
Rủi ro về tài chính và tín dụng
Chi phí để xây dựng và hoàn thành một dự án bất động sản không hề nhỏ. Bước vào cuộc chơi, doanh nghiệp đã phải chấp nhận sự rủi ro về đồng tiền. Những khoản cho giải phóng mặt bằng, chuẩn bị thủ tục, lãi vay, nợ gốc,.. là những áp lực đè áp lực trên vai các doanh nghiệp này.
Năm 2019 là năm mà cơ quan chức năng áp dụng cơ chế thắt chặt tín dụng bất động sản, khiến cho việc tiếp cận vốn ngân hàng ngày càng khó hơn trước đây, gây tác động không nhỏ đến thị trường.
Áp lực về tài chính và tín dụng đã là trở ngại tâm lý rất lớn đối với người mua và giới đầu tư, cộng thêm vướng mắc pháp lý kéo dài, doanh nghiệp sẽ lâm vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn nếu dự án không hoàn tất các thủ tục, không triển khai thực hiện được, hoặc bị dừng triển khai.
Rủi ro về kiến trúc phong thủy
Cần phân biệt giữa phong thủy - một môn khoa học với sự mê tín dị đoan. Phong thủy trong bất động sản là sự hài hòa về thiết kế, đạt sự cân bằng giữa khí, gió và nước trong dự án. Trên thị trường, không hiếm các dự án mắc sai lầm dẫn đến việc tiêu thụ đạt kết quả chẳng mấy tích cực. Người mua, nhà đầu tư sẽ không mấy khi lựa chọn những sản phẩm mà họ cho rằng không gian sống không đảm bảo sự tương quan với gia chủ. Điều này khác hẳn với những kiêng cử mang dáng dấp tâm linh như việc dè dặt giao dịch trong tháng “cô hồn”. Vì thực tế, dự án có phong thủy tốt sẽ chế ngự được những tác động tiêu cực, cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn và luôn “hút khách” dù ở thời điểm nào.
Rủi ro về thương hiệu
Có thể gọi đây là rủi ro con, hệ lụy từ rủi ro pháp lý, tín dụng trước đó. Với một thị trường cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp nào cũng bị đặt vào vòng nghi vấn thì chỉ cần chút sơ sẩy trong khâu pháp lý hay tín dụng cũng có thể khiến cái tên doanh nghiệp rơi vào tầm ngắm.
Dự án bị trì trệ, chậm tiến độ trước hết sẽ ảnh hưởng đến uy tín của nhà đầu tư, sau đó là cái nhìn dè dặt về tiềm năng các hạng mục sản phẩm. Nếu không được sớm cải thiện, hậu quả nặng nề nhất là doanh nghiệp bị thua lỗ, thậm chí có thể bị phá phá sản.
Thực tế, việc đầu tư bất động sản còn phát sinh nhiều rủi ro khó dự đoán trước, không thể chỉ ra cụ thể từng trường hợp. Điều đó cho thấy, càng lợi nhuận, càng không thể “dễ chơi”. Do đó, thận trọng luôn là lời khuyên hàng đầu dành cho những người muốn làm giàu từ bất động sản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét